Yến sào là thực phẩm nổi tiếng bởi thành phần dinh dưỡng của chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên có phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng tổ yến hay không? trường hợp người bệnh tiểu đường có ăn yến được không? đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm.
Những ai có người thân người quen bị bệnh tiểu đường chắc hẳn đã biết thực đơn ăn uống của họ rất khắt khe, chỉ cần ăn uống không kiêng khem thì rất khó kiểm soát lượng đường trong máu. Cho nên người bệnh tiểu đường có ăn được yến hay không được lưu ý nhiều. Để giải đáp vấn đề này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo thêm: Ăn yến sào có béo không ?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường bị tăng lượng đường trong cơ thể do nồng độ insulin trong cơ thể con người khác thường không ổn định. Người bị bệnh này cần phải kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên để ổn định.
Chúng ta có đái tháo đường typ1 , đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.
Bệnh đái tháo đường typ1 thường có triệu chứng như: đói và mệt, đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn, khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da, sút cân nhiều, thị lực giảm..
Bệnh đái tháo đường typ2 không có các triệu chứng rõ ràng nhưng khi đi khám sẽ phát hiện ra bệnh, cơ thể vết thương khó liền, bị nhiễm trùng nấm men. Vết thương lâu lành khó chữa trị. Chân hay đau và tê , do lượng đường cao nên dễ gây tổn thương thần kinh
Người bị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có lượng đường trong máu cao khi có thái. Người hay khát hơn, hay đi tiểu hơn. Khi khám sẽ phát hiện bệnh.
Những người bị tiểu đường thường khi khám mới phát hiện ra bệnh, lúc này sẽ được các bác sĩ chuyên gia đưa ra giải pháp điều trị trong đó có cải thiện vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi.
Trường hợp người bị tiểu đường typ1 bạn phải dùng insulin để điều trị liên tục do cơ thể không tự sản xuất insulin. Người bị bệnh tiểu đường typ2 cần phải thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý ngoài ra có thể dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn để kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn yến được không?
Người bệnh tiểu đường có ăn yến được không?
Những ai bị tiểu đường sẽ cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định. Thực phẩm nào cần bổ sung và cái nào cần hạn chế hoặc không sử dụng trong bữa ăn, vấn đề này cần bác sĩ tư vấn.
Người bệnh tiểu đường có ăn yến được không? Yến sào được hình thành từ nước bọt của loài chim yến, trong tổ yến có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tổ yến lại không chứa đường cho nên không ảnh hưởng tới đường huyết.
Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến sẽ có tác dụng:
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
- Giảm nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
- Tăng cường khả năng chuyển hóa glucose
- Giúp vết thương liền nhanh
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra của bệnh tiểu đường
- Ổn định đường huyết
- Tăng cường hoạt động vận chuyển oxy
- Tăng khả năng hoạt động của insulin
Tóm lại người bị bệnh tiểu đường nên ăn yến sào để tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra yến còn cải thiện trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh dẻo dai.
Yến sào có nhiều thành phần vi lượng và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là tổ yến thô loại 1 phù hợp với nhiều đối tượng , người bị tiểu đường nên sử dụng tổ yến để cải thiện sức khỏe phòng ngừa bệnh tật.
Những lưu ý khi dùng tổ yến
Như vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn yến không chúng ta đã rõ, tuy nhiên vấn đề là ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe mà không ảnh hưởng gì tới cơ thể. Món ăn này có giá trị dinh dưỡng cao cho nên cần phải ăn đúng liều lượng và chế biến đúng cách.
Chế độ ăn phù hợp với từng người và ở mỗi giai đoạn cần bổ sung thực phẩm gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mỗi tháng 100g – 150g yến sào trong thời gian đầu, sau này sẽ giảm dần còn 100g / tháng
Thời gian ăn yến tốt nhất là trước lúc ăn sáng khoảng nửa tiếng hoặc buổi tối trước khi ngủ 1 tiếng. Lúc này cơ thể sẽ hấp thụ tốt nhất, hệ tiêu hóa sẽ dễ dàng hoạt động mà ko bị khó tiêu hay đầu bụng .
Một số món tổ yến phù hợp với người tiểu đường:
– Món yến chưng với hạt sen, táo đỏ
– Chưng yến với đường phèn
– Cháo tổ yến
Sử dụng yến nguyên chất để bảo đảm chất lượng yến sào chuẩn, người bị bệnh tiểu đường cần phải được chú ý hơn người thường mỗi khi bổ sung thực phẩm hàng ngày bởi thức ăn nạp vào cơ thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cơ thể.
Lưu ý khi chế biến yến sào cho người tiểu đường cần chọn nguyên liệu sạch, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, nguyên liệu ít đường, ít béo
Tổ yến nên mua ở những đơn vị uy tín, sản phẩm yến thô là chuẩn nhất bởi lượng dinh dưỡng luôn là cao nhất. Tránh mua yến sào đã được tinh chế bởi loại này có con người tác động xử lý, nếu ko có kinh nghiệm mua yến dễ bị mua nhầm hàng giả, hàng độn.
Trên thị trường các loại yến sào rất nhiều, đa dạng mẫu mã cho nên người tiêu dùng cần phải chú ý tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm phù hợp. Người bị bệnh tiểu đường nên dùng tổ yến thường xuyên nhưng phải chế biến đúng cách là liều lượng ăn phù hợp để lượng đường huyết luôn ổn định.
Xem thêm: Yến sào Lanest